skip to Main Content
Menu
THÂN THIỆN - THỰC TẾ - THÀNH THẠO - UY TÍN - TẬN TÂM

Kế toán dự phòng phải thu khó đòi theo TT133

Kế toán dự phòng phải thu khó đòi theo TT133. Như chúng ta đã biết, khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi là khoản dự phòng phần giá trị bị tổn thất của các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán hoặc chưa quá hạn nhưng có thể không đòi được do khách nợ không có khả năng thanh toán. Vậy cách hạch toán khoản dự phòng phải thu khó đòi như thế nào?

Kế toán Hà Nội sẽ hướng dẫn bạn về Kế toán dự phòng phải thu khó đòi theo TT133. Cụ thể về nguyên tắc kế toán và cách hạch toán Kế toán dự phòng phải thu khó đòi theo TT133.

Kế toán dự phòng phải thu khó đòi theo TT133

Kế toán dự phòng phải thu khó đòi theo TT133

Mời các bạn theo dõi bài viết. 

Kế toán dự phòng phải thu khó đòi theo TT133Tìm hiểu về nguyên tắc kế toán dự phòng phải thu khó đòi theo TT133.

Kế toán dự phòng phải thu khó đòi theo TT133Doanh nghiệp trích lập khoản dự phòng phải thu khó đòi khi nào?

– Khi lập BCTC, DN xác định các khoản nợ phải thu khó đòi và các khoản khác có bản chất tương tự các khoản phải thu mà có khả năng không đòi được để trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòng phải thu khó đòi.

– Doanh nghiệp trích lập dự phòng phải thu khó đòi khi:

Nợ phải thu quá hạn thanh toán ghi trong hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ, bản cam kết hợp đồng hoặc cam kết nợ, doanh nghiệp đã đòi nhiều lần nhưng vẫn chưa thu được, kể cả trường hợp không có biên bản đối chiếu công nợ hoặc đối tượng nợ không ký xác nhận công nợ hoặc bỏ trốn, mất tích. Việc xác định thời gian quá hạn của khoản nợ phải thu được xác định là khó đòi phải trích lập dự phòng được căn cứ vào thời gian trả nợ gốc theo hợp đồng mua, bán ban đầu, không tính đến việc gia hạn nợ giữa các bên.

Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng đối tượng nợ đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể, mất tích, bỏ trốn.

Kế toán dự phòng phải thu khó đòi theo TT133Thời điểm trích lập hoặc hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi là khi nào?

Việc trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòng phải thu khó đòi được thực hiện ở thời điểm lập Báo cáo tài chính.

– Trường hợp khoản dự phòng phải thu khó đòi phải lập ở cuối kỳ kế toán này lớn hơn số dư khoản dự phòng phải thu khó đòi đang ghi trên sổ kế toán thì số chênh lệch lớn hơn được ghi tăng dự phòng và ghi tăng chi phí quản lý doanh nghiệp.

– Trường hợp khoản dự phòng phải thu khó đòi phải lập ở cuối kỳ kế toán này nhỏ hơn số dư khoản dự phòng phải thu khó đòi đang ghi trên sổ kế toán thì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập ghi giảm dự phòng và ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp.

Trên đây, Kế toán Hà Nội đã nêu một số nguyên tắc kế toán dự phòng phải thu khó đòi theo TT133. Mời các bạn xem Cách hạch toán kế toán dự phòng phải thu khó đòi theo TT133.

Kế toán dự phòng phải thu khó đòi theo TT133Cách hạch toán kế toán dự phòng phải thu khó đòi theo TT133.

Kế toán dự phòng phải thu khó đòi theo TT133Tài khoản sử dụng. 

Để hạch toán kế toán dự phòng phải thu khó đòi theo TT133, chúng ta sử dụng tài khoản 2293.

Tài khoản 2293 – Dự phòng phải thu khó đòi: Là tài khoản dùng để phản ánh tình hình trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòng các khoản phải thu hay các khoản có bản chất tương tự nợ phải thu khó đòi.

Kế toán dự phòng phải thu khó đòi theo TT133Hạch toán kế toán dự phòng phải thu khó đòi theo TT133. 

Hướng dẫn hạch toán một số nghiệp vụ phát sinh chủ yếu về khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi như sau:

 Hạch toán kế toán dự phòng phải thu khó đòi vào CUỐI NĂM TÀI CHÍNH

Vào cuối năm tài chính, kế toán tiến hành trích lập khoản dự phòng phải thu khó đòi khi xác định các khoản nợ phải thu chắc chắn không thu được. Kế toán hạch toán theo 2 trường hợp: Trường hợp số dự phòng phải thu khó đòi cần phải trích lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã trích lập ở cuối năm trước chưa sử dụng hết; Trường hợp số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập năm nay nhỏ hơn số dự phòng đã trích lập ở cuối năm trước chưa sử dụng hết. Cụ thể:

 Trường hợp số dự phòng phải thu khó đòi cần phải trích lập năm nay LỚN HƠN số dự phòng đã trích lập ở cuối năm trước chưa sử dụng hết. 

Kế toán tiến hành trích lập thêm phần chênh lệch, hạch toán:

Nợ TK 642: Trị giá phần chênh lệch trích lập thêm

Có TK 2293: Trị giá phần chênh lệch trích lập thêm.

 Trường hợp số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập năm nay NHỎ HƠN số dự phòng đã trích lập ở cuối năm trước chưa sử dụng hết.

Kế toán tiến hành hoàn nhập phần chênh lệch, hạch toán:

Nợ TK 2293: Trị giá phần chênh lệch hoàn nhập

Có TK 642: Trị giá phần chênh lệch hoàn nhập.

 Hạch toán kế toán dự phòng phải thu khó đòi khi khoản nợ phải thu được xác định không thể thu hồi được.

Khi xác định được các khoản nợ phải thu không thể thu hồi được, tiến hành xóa nợ theo quy định của pháp luật hiện hành. Kế toán căn cứ vào quyết định xóa nợ, hạch toán:

Nợ các TK 111, 112, 331, 334….: Trị giá phần tổ chức cá nhân phải bồi thường

Nợ TK 2293: Trị giá phần đã lập dự phòng

Nợ TK 642: Trị giá phần chưa lập dự phòng

Có các TK 131, 138, 128, …: Tổng trị giá khoản phải thu.

 Hạch toán kế toán dự phòng phải thu khó đòi khi khoản phải thu khó đòi đã xử lý xóa nợ >>> lại thu hồi được.

Khi những khoản nợ phải thu khó đòi đã được DN xử lý xoá nợ, tuy nhiên sau đó lại thu hồi được. Kế toán căn cứ vào giá trị thực tế của khoản nợ đã thu hồi được, hạch toán:

Nợ các TK 111, 112,…: Trị giá khoản nợ thu hồi được

Có TK 711: Trị giá khoản nợ thu hồi được.

 Hạch toán kế toán dự phòng phải thu khó đòi khi bán khoản nợ phải thu quá hạn.

Khi DN bán các khoản nợ phải thu quá hạn theo giá thỏa thuận, kế toán hạch toán theo các trường hợp: Trường hợp bán khoản phải thu quá hạn chưa lập dự phòng phải thu khó đòi; Trường hợp bán khoản phải thu quá hạn đã lập dự phòng phải thu khó đòi. Hạch toán cụ thể từng trường hợp như sau:

 Trường hợp bán khoản phải thu quá hạn CHƯA lập dự phòng phải thu khó đòi. 

Khi DN bán khoản phải thu quá hạn chưa lập dự phòng phải thu khó đòi, hạch toán:

Nợ các TK 111, 112: Trị giá khoản thu được theo giá bán thỏa thuận

Nợ TK 642: Trị giá số tổn thất từ việc bán nợ

Có các TK 131, 138,128,…: Trị giá khoản phải thu.

 Trường hợp bán khoản phải thu quá hạn ĐÃ lập dự phòng phải thu khó đòi.

Khi DN đã lập dự phòng phải thu khó đòi khoản phải thu quá hạn. Tuy nhiên số đã lập dự phòng không đủ bù đắp tổn thất khi bán nợ, kế toán hạch toán số tổn thất còn lại vào chi phí quản lý doanh nghiệp:

Nợ các TK 111, 112: Trị giá khoản thu được theo giá bán thỏa thuận

Nợ TK 2293: Trị giá khoản đã lập dự phòng

Nợ TK 642: Trị giá số tổn thất từ việc bán nợ nhiều hơn số đã lập dự phòng

Có các TK 131, 138,128, …: Trị giá khoản phải thu. 

Trên đây, Kế toán Hà Nội đã hướng dẫn các bạn về Kế toán dự phòng phải thu khó đòi theo TT133. Cụ thể về Nguyên tắc kế toán và cách hạch toán kế toán dự phòng phải thu khó đòi theo TT133. 

Cảm ơn các bạn đã theo dõi.Khóa học kế toán tổng hợp cho người đã biết kế toán.

Đối tác - khách hàng

ACB
Vietin_bank
MT-Phaco
Web Bách Thắng
BIDV
Agribank
ACB
Back To Top
Copyright 2018 © Kế Toán Hà Nội | Thiết kế bởi Web Bách Thắng