Mẫu Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ theo Thông tư 133
Mẫu Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ theo Thông tư 133
Mẫu Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ theo Thông tư 133 mà Kế toán Hà Nội chuẩn bị chia sẻ tới quý bạn sẽ rất hữu ích cho các bạn đang trong quá trình học tập và làm việc. Các bạn hãy theo dõi bài viết và tải miễn phí mẫu Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ theo Thông tư 133 nhé!
- Mẫu bảng thanh toán tiền làm thêm giờ theo thông tư 133
- Mục đích của việc lập mẫu bảng thanh toán tiền làm thêm giờ theo thông tư 133 là gì?
- Phương pháp và trách nhiệm ghi bảng thanh toán tiền làm thêm giờ theo thông tư 133 như thế nào?
>>> Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn cách tính lương và làm bảng lương mới nhất
Mẫu Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ và cách lập theo Thông tư 200
Mẫu Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ:
Mời bạn tải mẫu Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ về tại đây:
+ File word: TẢI VỀ
+ File excel: TẢI VỀ
Mục đích của Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ
Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ nhằm xác định khoản tiền lương, tiền công làm thêm giờ mà người lao động được hưởng sau khi làm việc ngoài giờ theo yêu cầu công việc.
Phương pháp và trách nhiệm ghi Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ
– Góc trên bên trái của Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ phải ghi rõ tên đơn vị, bộ phận làm việc.
– Dòng tháng năm: Ghi rõ tháng và năm mà người lao động tiến hành làm thêm giờ.
+ Cột A, B: Ghi số thứ tự, họ và tên của người làm việc thêm giờ .
+ Cột 1: Ghi hệ số lương người lao động đang hưởng.
+ Cột 2: Ghi hệ số phụ cấp chức vụ người lao động đang hưởng.
+ Cột 3: Ghi tổng số hệ số người làm thêm được hưởng (Cột 3 = cột 1 + cột 2).
+ Cột 4: Ghi tiền lương tháng được hưởng tính bằng: Lương tối thiểu (Theo quy định của nhà nước) nhân với (x) Hệ số lương cộng với (+) Phụ cấp chức vụ.
+ Cột 5: Ghi mức lương ngày được tính bằng Lương tối thiểu (theo quy định của Nhà nước) x (hệ số lương + hệ số phụ cấp chức vụ)/ 22 ngày.
+ Cột 6: Ghi mức lương giờ được tính bằng Cột 5 chia cho 8 giờ.
+ Cột số giờ làm thêm ngày thường, số giờ làm thêm ngày thứ 7, chủ nhật, số giờ làm thêm ngày lễ (Cột 7, 9, 11) căn cứ vào bảng chấm công làm thêm giờ thực tế của tháng đó để ghi.
+ Cột thành tiền của làm thêm ngày thường (cột 8) = số giờ (cột 7) x mức lương giờ (cột 6) x Hệ số làm thêm theo quy định hiện hành.
+ Cột thành tiền của làm thêm ngày thứ 7, CN (cột 10) = số giờ (cột 9) x mức lương giờ (cột 6) x Hệ số làm thêm theo quy định hiện hành.
+ Cột thành tiền của làm thêm ngày lễ, tết (cột 12) = số giờ (cột 11) x mức lương giờ (cột 6) x Hệ số làm thêm theo quy định hiện hành.
+ Cột thành tiền làm thêm buổi đêm (cột 14) = số giờ (cột 13) nhân (x) mức lương giờ (cột 6) x Hệ số làm thêm theo quy định hiện hành.
+ Cột 15: Ghi tổng cộng số tiền Cột 15 = cột 8 + cột 10 + cột 12 + cột 14.
+ Cột 16,17: Ghi số giờ công nghỉ bù của những ngày làm thêm và số tiền tương ứng của những ngày nghỉ bù phải trừ không được thanh toán tiền.
+ Cột 17 = cột 16 x cột 6 x Hệ số làm thêm theo quy định hiện hành.
+ Cột 18: Ghi số tiền làm thêm thực thanh toán cho người làm thêm.
+ Cột 18 = cột 15 – cột 17.
+ Cột C – Ký nhận: Người làm thêm sau khi nhận tiền phải ký vào cột này.
Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ phải kèm theo bảng chấm công làm thêm giờ của tháng đó, có đầy đủ chữ ký của người lập biểu, kế toán trưởng, giám đốc hoặc người được uỷ quyền duyệt. Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ được lập thành 1 bản để làm căn cứ thanh toán.
Cảm ơn các bạn đã xem và tải mẫu Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ theo Thông tư 133 của Kế Toán Hà Nội. Các bạn hãy chia sẻ những thông tin bổ ích này tới bạn bè, đồng nghiệp của mình nhé!
Kế toán Hà Nội chúc bạn sức khỏe và thành công!
BTV – Vũ Lương
Chuyên trang kế toán: www.tintucketoan.com
📌 Fanpage: Tin Tức Kế Toán: https://www.facebook.com/tintucketoan
Hoặc tổng đài giải đáp của Kế Toán Hà Nội: 1900 6246
▶ THÔNG TIN THAM KHẢO: