skip to Main Content
Menu
THÂN THIỆN - THỰC TẾ - THÀNH THẠO - UY TÍN - TẬN TÂM

Hạch toán dự phòng tổn thất tài sản theo TT133

Hạch toán dự phòng tổn thất tài sản theo TT133. Khoản dự phòng tổn thất tài sản là khoản dự phòng bao gồm: Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính; Dự phòng nợ phải thu khó đòi; Dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Kế toán hạch toán Khoản dự phòng tổn thất tài sản như thế nào?

Kế toán Hà Nội sẽ hướng dẫn các bạn cách Hạch toán dự phòng tổn thất tài sản theo TT133.

Hạch toán dự phòng tổn thất tài sản theo TT133

Hạch toán dự phòng tổn thất tài sản theo TT133

Mời các bạn theo dõi bài viết.

Hạch toán dự phòng tổn thất tài sản theo TT133Tài khoản sử dụng.

Để Hạch toán dự phòng tổn thất tài sản theo TT133, chúng ta sử dụng tài khoản 229.

Tài khoản 229 – Dự phòng tổn thất tài sản: Là tài khoản dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các khoản dự phòng tổn thất tài sản, gồm: Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh; Dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác; Dự phòng phải thu khó đòi; Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Hạch toán dự phòng tổn thất tài sản theo TT133Hạch toán dự phòng tổn thất tài sản theo TT133.

Kế toán hạch toán theo từng tài khoản cấp 2 của tài khoản 229, cụ thể như sau:

Hạch toán dự phòng tổn thất tài sản theo TT133Hạch toán dự phòng tổn thất tài sản đối với khoản DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ CHỨNG KHOÁN KINH DOANH (TK 2291).

 Tại thời điểm lập Báo cáo tài chính.

Kế toán căn cứ vào biến động giá trị thị trường của các khoản chứng khoán kinh doanh, hạch toán theo 2 trường hợp xảy ra: Trường hợp số dự phòng giảm giá chứng khoán cần trích lập ở kỳ này lớn hơn số dự phòng giảm giá chứng khoán đã trích lập ở kỳ kế toán trước; Trường hợp số dự phòng giảm giá chứng khoán cần trích lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng giảm giá chứng khoán đã trích lập ở kỳ kế toán trước. Cụ thể:

Trường hợp số dự phòng giảm giá chứng khoán cần trích lập ở kỳ này lớn hơn số dự phòng giảm giá chứng khoán đã trích lập ở kỳ kế toán trước.

Khi số phải lập kỳ này lớn hơn số đã lập từ kỳ trước, kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch, hạch toán:

Nợ TK 635: Số chênh lệch khoản dự phòng của kỳ này so với kỳ trước

Có TK 2291: Số chênh lệch khoản dự phòng của kỳ này so với kỳ trước.

Trường hợp số dự phòng giảm giá chứng khoán cần trích lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng giảm giá chứng khoán đã trích lập ở kỳ kế toán trước.

Khi số phải lập kỳ này nhỏ hơn số đã lập từ kỳ trước, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch, hạch toán:

Nợ TK 2291: Số chênh lệch khoản dự phòng của kỳ này so với kỳ trước

Có TK 635: Số chênh lệch khoản dự phòng của kỳ này so với kỳ trước.

Hạch toán dự phòng tổn thất tài sản theo TT133Hạch toán dự phòng tổn thất tài sản đối với khoản dự phòng TỔN THẤT ĐẦU TƯ VÀO ĐƠN VỊ KHÁC (TK 2292).

 Tại thời điểm lập Báo cáo tài chính.

Kế toán hạch toán theo 2 trường hợp: Trường hợp số dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác cần trích lập ở kỳ này lớn hơn số dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác đã trích lập ở kỳ kế toán trước; Trường hợp số dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác cần trích lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác đã trích lập ở kỳ kế toán trước. Cụ thể:

Trường hợp số dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác cần trích lập ở kỳ này lớn hơn số dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác đã trích lập ở kỳ kế toán trước.

Khi số phải lập kỳ này lớn hơn số đã lập từ kỳ trước, kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch, hạch toán:

Nợ TK 635: Số chênh lệch khoản dự phòng của kỳ này so với kỳ trước

      Có TK 2292: Số chênh lệch khoản dự phòng của kỳ này so với kỳ trước.

Trường hợp số dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác cần trích lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác đã trích lập ở kỳ kế toán trước.

Khi số phải lập kỳ này nhỏ hơn số đã lập từ kỳ trước, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch, hạch toán:

Nợ TK 2292: Số chênh lệch khoản dự phòng của kỳ này so với kỳ trước

Có TK 635: Số chênh lệch khoản dự phòng của kỳ này so với kỳ trước.

 Tại thời điểm xảy ra tổn thất.

Khi khoản mà DN đầu tư thực sự không có khả năng thu hồi hoặc thu hồi nhỏ hơn giá gốc ban đầu. Doanh nghiệp tiến hành dùng khoản dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn đã lập để bù đắp tổn thất khoản đầu tư dài hạn, hạch toán:

Nợ các TK 111, 112,… (nếu có)

Nợ TK 2292: Số đã lập dự phòng tổn thất tài sản

Nợ TK 635: Số chưa lập dự phòng tổn thất tài sản

Có TK 228: Giá gốc khoản đầu tư bị tổn thất.

Hạch toán dự phòng tổn thất tài sản theo TT133Hạch toán dự phòng tổn thất tài sản đối với khoản dự phòng PHẢI THU KHÓ ĐÒI (TK 2293).

 Tại thời điểm lập Báo cáo tài chính.

Căn cứ các khoản nợ phải thu được phân loại là nợ phải thu khó đòi, kế toán hạch toán theo 2 trường hợp: Trường hợp số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ này lớn hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết; Trường hợp số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết. Cụ thể:

Trường hợp số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ này lớn hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết. 

Kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch, hạch toán:

Nợ TK 6422: Số chênh lệch khoản dự phòng của kỳ này so với kỳ trước

Có TK 2293: Số chênh lệch khoản dự phòng của kỳ này so với kỳ trước.

Trường hợp số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết.

Kế toán hoàn nhập phần chênh lệch, hạch toán:

Nợ TK 2293: Số chênh lệch khoản dự phòng của kỳ này so với kỳ trước

Có TK 6422: Số chênh lệch khoản dự phòng của kỳ này so với kỳ trước.

 Tại thời điểm khoản nợ phải thu khó đòi xác định là không đòi được.

Khi DN xác định các khoản nợ phải thu khó đòi không thể thu hồi được, kế toán tiến hành xoá nợ theo quy định của pháp luật hiện hành. Căn cứ vào quyết định xoá nợ, kế toán hạch toán:

Nợ các TK 111, 112, 331, 334, …: Trị giá phần tổ chức cá nhân phải bồi thường

Nợ TK 2293: Phần đã lập dự phòng

Nợ TK 6422: Phần được tính vào chi phí

Có các TK 131, 138, 128,…: 

 Tại thời điểm thu hồi được nợ khó đòi.  

Trường hợp những khoản nợ phải thu khó đòi đã được xử lý xoá nợ sau đó lại thu hồi được nợ. Căn cứ vào giá trị thực tế của khoản nợ đã thu hồi được, hạch toán:

Nợ các TK 111, 112,….: Trị giá khoản nợ đã thu hồi được

Có TK 711: Trị giá khoản nợ đã thu hồi được.

 Các khoản nợ phải thu quá hạn được bán theo giá thoả thuận.

Kế toán hạch toán các khoản nợ phải thu qua hạn được bán theo giá thỏa thuận theo các trường hợp thực tế cụ thể:

Trường hợp khoản phải thu quá hạn chưa lập dự phòng phải thu khó đòi, hạch toán:

Nợ các TK 111, 112: Giá bán thỏa thuận

Nợ TK 6422: Số tổn thất từ việc bán nợ

Có các TK 131, 138,128, …:

Trường hợp khoản phải thu quá hạn đã lập dự phòng phải thu khó đòi. Nhưng số đã lập dự phòng không đủ bù đắp tổn thất khi bán nợ, thì số tổn thất còn lại được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp, hạch toán:

Nợ các TK 111, 112: Giá bán thỏa thuận

Nợ TK 2293: Số đã lập dự phòng

Nợ TK 6422: Số tổn thất từ việc bán nợ

Có các TK 131, 138,128,…

Hạch toán dự phòng tổn thất tài sản theo TT133Hạch toán dự phòng tổn thất tài sản đối với khoản dự phòng GIẢM GIÁ HÀNG TỒN KHO (TK 2294).

 Tại thời điểm lập Báo cáo tài chính.

Kế toán hạch toán theo 2 trường hợp: Trường hợp số dự phòng giảm giá hàng tồn kho cần trích lập ở kỳ này lớn hơn số dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã trích lập ở kỳ kế toán trước; Trường hợp số dự phòng giảm giá hàng tồn kho cần trích lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã trích lập ở kỳ kế toán trước. Cụ thể:

Trường hợp số dự phòng giảm giá hàng tồn kho cần trích lập ở kỳ này lớn hơn số dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã trích lập ở kỳ kế toán trước.

Kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch, hạch toán:

Nợ TK 632: Số chênh lệch khoản dự phòng của kỳ này so với kỳ trước

Có TK 2294: Số chênh lệch khoản dự phòng của kỳ này so với kỳ trước.

Trường hợp số dự phòng giảm giá hàng tồn kho cần trích lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã trích lập ở kỳ kế toán trước.

Kế toán hoàn nhập phần chênh lệch, hạch toán:

Nợ TK 2294: Số chênh lệch khoản dự phòng của kỳ này so với kỳ trước

Có TK 632: Số chênh lệch khoản dự phòng của kỳ này so với kỳ trước.

 Tại thời điểm khoản dự phòng khi hàng tồn kho bị hủy.

Kế toán tiến hành xử lý khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đối với vật tư, hàng hóa bị hủy bỏ do hết hạn sử dụng, mất phẩm chất, hư hỏng, không còn giá trị sử dụng, hạch toán:

Nợ TK 229: Số được bù đắp bằng dự phòng

Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán (nếu số tổn thất cao hơn số đã lập dự phòng)

Có các TK 152, 153, 155, 156.

Kế toán Hà Nội vừa hướng dẫn các bạn Hạch toán dự phòng tổn thất tài sản theo TT133. Cảm ơn các bạn đã theo dõi.

Mời các bạn xem bài viết: “SƠ ĐỒ CHỮ T TÀI KHOẢN 229 “DỰ PHÒNG TỔN THẤT TÀI SẢN” THEO TT133” của Kế toán Hà Nội.

Khóa học kế toán tổng hợp cho người đã biết kế toán.

Đối tác - khách hàng

ACB
Vietin_bank
MT-Phaco
Web Bách Thắng
BIDV
Agribank
ACB
Back To Top
Copyright 2018 © Kế Toán Hà Nội | Thiết kế bởi Web Bách Thắng