skip to Main Content
Menu
THÂN THIỆN - THỰC TẾ - THÀNH THẠO - UY TÍN - TẬN TÂM

Tính giá thành sản xuất theo phương pháp hệ số DỄ HIỂU NHẤT

Tính giá thành sản xuất theo phương pháp hệ số như thế nào? Điều kiện áp dụng tính giá thành sản xuất theo phương pháp hệ số? Đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành của tính giá thành sản xuất theo phương pháp hệ số? Trình tự tính giá thành và ví dụ cụ thể của tính giá thành sản xuất theo phương pháp hệ số.

Trên thực tế, Kế Toán căn cứ vào đặc điểm sản xuất của Công ty, để lựa chọn một trong các phương pháp tính giá thành sản xuất sau:

  • Tính giá thành sản xuất theo phương pháp giản đơn hay còn gọi là trực tiếp.
  • Tính giá thành sản xuất theo phương pháp hệ số.
  • Tính giá thành sản xuất theo phương pháp tỷ lệ.
  • Tính giá thành sản xuất theo phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ.
  • Tính giá thành sản xuất theo phương pháp phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm, phương pháp phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm.
  • Tính giá thành sản xuất theo phương pháp theo đơn đặt hàng và phương pháp liên hợp.

 Trong bài viết này mời các bạn cùng Kế Toán Hà Nội nghiên cứu cách tính giá thành sản phẩm theo phương pháp hệ số. 

Tính giá thành sản xuất theo phương pháp hệ số DỄ HIỂU NHẤT

Tính giá thành sản xuất theo phương pháp hệ số DỄ HIỂU NHẤT

Tính giá thành sản xuất theo phương pháp hệ số DỄ HIỂU NHẤTCách tính giá thành sản xuất theo phương pháp hệ số – Điều kiện áp dụng.

Để áp dụng cách tính giá thành theo phương pháp hệ số doanh nghiệp phải có đặc điểm sản xuất sau: Trong cùng một quá trình sản xuất, cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm mà được tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất

 Các lĩnh vực (Doanh nghiệp) sản xuất thường áp dụng cách tính giá thành theo phương pháp hệ số như: May mặc, hoá chất, cơ khí, chế tạo, điện cơ, tăng gia chăn nuôi

Nếu Doanh nghiệp đã thuộc đối tượng được áp dụng cách tính giá thành theo phương pháp hệ số thì >>> Kế toán phải xác định đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành.

Tính giá thành sản xuất theo phương pháp hệ số DỄ HIỂU NHẤTTính giá thành của phương pháp tính giá thành theo hệ số – Đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành.

Đối với tính giá thành sản xuất theo hệ số >>> Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất được xác định như sau:

  • Nếu sản xuất giản đơn là >>>Nhóm sản phẩm.
  • Nếu sản xuất phức tạp là >>> Bộ phận, chi tiết sản phẩm; Các giai đoạn chế biến: Phân xưởng sản xuất hoặc nhóm chi tiết, bộ phận sản phẩm, …

­ Đối với tính giá thành sản xuất theo hệ số >>> Đối tượng tính giá thành được xác định như sau:

  • Nếu sản xuất giản đơn là >>> Sản phẩm cuối cùng.
  • Nếu sản xuất phức tạp là >>> Thành phẩm ở bước chế tạo cuối cùng hay bán thành phẩm ở từng bước chế tạo.

Tính giá thành sản xuất theo phương pháp hệ số DỄ HIỂU NHẤT Tính giá thành theo hệ số – Trình tự và cách tính giá thành.

Để có cách tính giá thành theo hệ số chính xác thì  ⇒ Trước khi tính giá thành cho từng loại sản phẩm cần phải quy đổi các sản phẩm khác nhau về một loại sản phẩm duy nhất và sản phẩm duy nhất này gọi là sản phẩm chuẩn. Để quy đổi được các sản phẩm khác nhau về sản phẩm chuẩn >>> cần phải xây dựng được hệ số quy đổi sản phẩm cho từng loại sản phẩm gọi là “Hệ số quy đổi sản phẩm của từng loại sản phẩm”.

Vậy “Hệ số quy đổi sản phẩm của từng loại sản phẩm” được xây dựng như thế nào?.

“Hệ số quy đổi sản phẩm của từng loại sản phẩm” thường được xây dựng dựa vào mức tiêu hao về nguyên vật liệu hoặc chi phí nhân công hoặc giá bán của từng sản phẩm… .

Cách làm là: DN chọn một sản phẩm tiêu biểu làm sản phẩm chuẩn và có hệ số là 1, từ đó tính ra hệ số quy đổi của các sản phẩm còn lạiSau khi xây dựng được “Hệ số quy đổi của từng loại sản phẩm”, kế toán Tính giá thành sản xuất theo phương pháp hệ số như sau:

Bước 1: Tính giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn.

Muốn tính được giá thành đơn vị của sản phẩm tiêu chuẩn thì phải làm qua các bước sau:

– Đầu tiên phải tổng cộng chi phí của quá trình sản xuất để xác định tổng giá thành chung cho các loại sản phẩm thu được đồng thời (gọi là “Tổng giá thành sản xuất của các loại sản phẩm”), theo công thức:

Tính giá thành sản xuất theo phương pháp hệ số DỄ HIỂU NHẤT

– Sau đó quy đổi sản lượng thực tế từng loại sản phẩm ra sản lượng sản phẩm chuẩn để tính tổng số sản phẩm chuẩn:

            + Quy đổi từng loại sản phẩm thành sản phẩm chuẩn theo “ Hệ số quy đổi sản phẩm” của từng loại, theo công thức:

Tính giá thành sản xuất theo phương pháp hệ số DỄ HIỂU NHẤT 

            + Tính tổng số sản phẩm chuẩn: Bằng cách tổng cộng các “Số sản phẩm chuẩn của từng loại sản phẩm” lại với nhau.

Tính giá thành sản xuất theo phương pháp hệ số DỄ HIỂU NHẤT Tính giá thành đơn vị của sản phẩm chuẩn theo công thức sau:

Tính giá thành sản xuất theo phương pháp hệ số DỄ HIỂU NHẤT

 Sau khi xác định được giá thành đơn vị của sản phẩm tiêu chuẩn thì chuyển sang bước 2, như sau:

 Bước 2: Xác định giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm:

Theo cách tính giá thành sản xuất theo phương pháp hệ số  thì giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm được xác định theo công thức sau:

Tính giá thành sản xuất theo phương pháp hệ số DỄ HIỂU NHẤT 

 Thực hiện xong bước 2 ta chuyển sang bước 3, như sau:

Bước 3: Xác định tổng giá thành từng loại sản phẩm:

Theo cách tính giá thành sản xuất theo phương pháp hệ số  thì tổng giá thành từng loại sản phẩm được xác định theo công thức sau:

Tính giá thành sản xuất theo phương pháp hệ số DỄ HIỂU NHẤT Trên đây chúng ta mới nghiên cứu xong phần lý thuyết của cách tính giá thành sản xuất theo phương pháp hệ số. Để hiểu rõ và cụ thể hơn Kế Toán Hà Nội mời bạn đọc cùng nghiên cứu ví dụ sau:

 Ví dụ:

Tại Công ty sản xuất Phan Nam cùng một loại nguyên liệu trên cùng một dây chuyền sản xuất cho ra nhiều loại Thành phẩm khác nhau: Thành phẩm A, Thành phẩm B và thành phẩm C.

Giá bán loại Thành phẩm A là 200.000 VNĐ/ TP.

Giá bán loại Thành phẩm  B là 250.000 VNĐ/ TP.

Giá bán loại Thành phẩm  C là 300.000 VNĐ/ TP.

* Trong tháng kế toán, tính toán được như sau:

  • Số lượng Thành phẩm A hoàn thành nhập kho: 2 000 TP
  • Số lượng Thành phẩm B hoàn thành nhập kho: 3 000 TP
  • Số lượng Thành phẩm C hoàn thành nhập kho: 4 000 TP.

* Kế toán tập hợp chi phí và số liệu kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ như sau:

                                                                                                          Đơn vị tính: 1000 đ

Khoản mục chi phí Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 99.000 1,089.000 198.000
Chi phí nhận công trực tiếp 49.500 544.500 99.000
Chi phí sản xuất chung 16.500 181.500 33.000
Tổng cộng 165.000 1.815.000 330.000

 Với số liệu trên >>> Công ty sản xuất Phan Nam tính giá thành sản xuất theo phương pháp hệ số như sau:

Tính giá thành sản xuất theo phương pháp hệ số DỄ HIỂU NHẤTXây dựng “hệ số quy đổi của từng loại thành phẩm”  như sau:

  • Giả sử Công ty chọn Thành phẩm A là sản phẩm tiêu chuẩn với hệ số quy đổi là 1.
  • Giả sử Công ty xây dựng hệ số quy đổi theo giá bán.

Hệ số quy đổi Thành phẩm A xây dựng là 1 với giá bán Thành phẩm A là 200.000 VNĐ/TP nên:

          ⇒ Hệ số quy đổi Thành phẩm B = 250.000 VNĐ: 200.000 VNĐ = 1,25

          ⇒ Hệ số quy đổi Thành phẩm C = 300.000 VNĐ: 200.000 VNĐ = 1,5.

Tính giá thành sản xuất theo phương pháp hệ số DỄ HIỂU NHẤT Thực hiện tính giá thành sản phẩm:

  • Xác định Tổng giá thành sản xuất của các loại sản phẩm = 165.000 + 1.815.000 – 330.000 = 1.650.000 nghìn đồng.
  • Quy đổi sản lượng thực tế từng loại sản phẩm ra sản lượng sản phẩm chuẩn như sau:
    Nội dung Hệ số quy đổi sản phẩm từng loại Số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho Sản phẩm chuẩn của từng loại sản phẩm
    (1) (2) (3) (4)=(2) x (3)
    Thành phẩm A 1 2.000 2.000
    Thành phẩm B 1,25 3.000 3.750
    Thành phẩm C 1,5 4.000 6.000
    Tổng sản phẩm chuẩn     11.750
  • Tính giá thành đơn vị sản phẩm chuẩn (Thành phẩm A) = 1.650.000 : 11.750 = 140,42553 nghìn đồng /TP.
  •  Lập bảng tính giá thành đơn vị và tổng giá thành từng loại sản phẩm:

BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH TỪNG LOẠI SẢN PHẨM

Tháng… năm …

Đơn vị tính: Số lượng – TP; Giá trị – 1000 đ

Nội dung Hệ số quy đổi sản phẩm từng loại Số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho Giá thành đơn vị từng loại sản phẩm Tổng giá thành từng loại sản phẩm
(1) (2) (3) (4) = 140,42553 x (2) (5) = (3) x (4)
Thành phẩm A 1 2.000 140.4255          280,851
Thành phẩm B 1,25 3.000 175.5319          526,596
Thành phẩm C 1,5 4.000 210.6383          842,553

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Tính giá thành sản xuất theo phương pháp hệ số của Kế Toán Hà Nội. Chúc Bạn Thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống.

Địa chỉ học kế toán tổng hợp trên chứng từ thực tế dành cho người đã biết

Đối tác - khách hàng

ACB
Vietin_bank
MT-Phaco
Web Bách Thắng
BIDV
Agribank
ACB
Back To Top
Copyright 2018 © Kế Toán Hà Nội | Thiết kế bởi Web Bách Thắng