skip to Main Content
Menu
THÂN THIỆN - THỰC TẾ - THÀNH THẠO - UY TÍN - TẬN TÂM

Cách xây dựng thang bảng lương mới nhất 2019

Cách xây dựng thang bảng lương là điều mà kế toán doanh nghiệp cần nắm được. Theo quy định của Bộ Luật lao động doanh nghiệp cần có trách nhiệm xây dựng thang bảng lương, định mức lao động nhằm làm cơ sở tuyển dụng thỏa thuận mức lương, trả lương. Trong bài viết này Kế toán Hà Nội xin chia sẻ với bạn cách xây dựng thang bảng lương mới nhất hiện nay.

Căn cứ để xây dựng thang bảng lương là gì?

Đó là dựa vào nguyên tắc xây dựng thang bảng lương.

Nguyên tắc xây dựng thang bảng lương được quy định tại  Điều 7, Nghị định 49/2013/NĐ-CP. Theo đó nguyên tắc xây dựng thang bảng lương. Bao gồm:

1. Căn cứ vào quy định tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, doanh nghiệp xây dựng để doanh nghiệp có cách xây dựng thang bảng lương đối với nhóm chức vụ. Như:

  + Lao động quản lý.

  + Lao động chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ.

  + Bộ phận kinh doanh.

  + Bộ phận phục vụ.

  + ………………

2. Thang bảng lương có nhiều bậc lương khác nhau. Gồm bậc 1, bậc 2, bậc 3…

Số bậc lương trong thang bảng lương được xác định như thế nào?

Căn cứ vào tính chất, đặc điểm, mức độ phức tạp của quản lý, cấp bậc công việc, chức danh đòi hỏi mà có nhiều hoặc ít bậc lương.

  – Khoảng cách chênh lệch ít nhất giữa hai bậc lương liền kề (ví dụ giữa bậc 1 và bậc 2, giữa bậc 2 và bậc 3) là 5%.

  – Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc liền kề phải đảm bảo khuyến khích nhân viên nâng cao trình độ kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ, phát triển tài năng. Và gắn bó lâu dài với công ty.

Cách xây dựng thang bảng lương mới nhất

 Hướng dẫn cách xây dựng thang bảng lương mới nhất.

3. Mức lương thấp nhất (tức là mức lương khởi điểm hay mức lương bậc 1).

 – Mức lương bậc 1 do doanh nghiệp tự xác định.Tùy thuộc vào mức độ phức tạp của công việc và chức danh mà mỗi chức danh, công việc có mức lương bậc 1 khác nhau. 

 – Tuy nhiên không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng hiện hành. Mức lương tối thiểu vùng phải đảm bảo các quy tắc sau.

  + Đối với lao động đã qua đào tạo.

Mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Và cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.

  + Đối với lao động làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Phải cao hơn ít nhất 5% so với công việc có độ phức tạp tương đương làm việc trong điều kiện bình thường.

  + Đối với lao động làm việc trong điều kiện ĐẶC BIỆT nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Phải cao hơn ít nhất 7% so với công việc có độ phức tạp tương đương làm việc trong điều kiện bình thường.

LƯU Ý: Danh mục ngành nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại nguy hiểm được quy định tại Thông tư 15/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/06/2016.

Vi dụ như,

  • Vận hành hệ thống thiết bị khoan dầu khí trên sa mạc, trên đầm lầy.
  • Thuyền viên làm việc trên tàu tìm kiếm cứu nạn, trục vớt tài sản chìm đắm, cứu hộ.
  • Kiểm tra công trình biển.
  • ……………………

Như vậy:

  – Đối với công việc kiểm tra công trình biển ở khơi xa thuộc loại công việc nặng nhọc và nguy hiểm. Thì mức lương bậc 1 sẽ phải cao hơn ít nhất 5% so với kiểm tra công trình biển ở gần bờ.

  – Đối với công việc kiểm tra công trình biển ở khơi xa, chịu tác động của lớn của gió, bão.Sẽ thuộc loại đặc biệt nguy hiểm, nặng nhọc. Khi đó mức lương bậc 1 sẽ phải cao hơn ít nhất 7% so với kiểm tra công trình biển ở gần bờ.

 * Cụ thể.

Mức lương tối  thiểu vùng năm 2019 như sau.

 

Công ty A thuộc vùng I. Mức lương bậc 1 của việc kiểm tra công trình biển gần bờ, đòi hỏi lao động có trình độ kỹ sư cao đẳng trở lên là 7.000.000 đồng/tháng (không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng). Thì:

  + Mức lương bậc 1 của việc kiểm tra công trình biển xa bờ thấp nhất là: 7.000.000 (đồng/tháng) x 105% = 7.350.000 (đồng/tháng)

  + Mức lương bậc 1 của việc kiểm tra công trình biển xa bờ chịu tác động của sóng lớn và bão thấp nhất là: 7.000.000 (đồng/tháng) x 107% = 7.490.000 (đồng/tháng).

Sau khi đã rà soát chức danh công việc hiện có tại doanh nghiệp. Đồng thời xác định xong số bậc, mức lương của các bậc của các chức danh, công việc. Thì các bạn coi như hoàn thành được thang bảng lương của mình. 

 4. Sau đây là Mẫu thang bảng lương giúp bạn tham khảo.

Tùy vào từng loại hình doanh nghiệp, ngành nghề hoạt động.Mà bạn sẽ thay đổi chức danh, mức lương trong thang bảng lương phù hợp với doanh nghiệp mình.

 

Cách xây dựng thang bảng lương

 Cách xây dựng thang bảng lương – Mẫu thang bảng lương.

 

Các bạn tải mẫu về để tham khảo: DOWNLOAD

5. Không nộp thang bảng lương có bị phạt không?

 – Theo quy định tại khoản 6, Điều 7, Chương III của Nghị định số 49/2013/NĐ-CP. Thì doanh nghiệp phải gửi thang bảng lương cho Cơ quan quản lý Nhà nước về lao động cấp huyện. Tại nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp.

 – Như vậy, khi doanh nghiệp không nộp thang bảng lương về cơ quan lao động cấp huyện thì sao?

Doanh nghiệp sẽ bị phạt theo quy định tại khoản 10, Điều 1, Nghị định 88/2015/NĐ-CP.

 – Ngoài ra: theo quy định tại  Nghị định số 121/2018/NĐ-CP. Đối với doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động (tham gia bảo hiểm xã hội) sẽ không cần nộp thang bảng lương.

Trên đây là hướng dẫn cách xây dựng thang bảng lương theo quy định mới nhất hiện nay. Khi xây dựng kế toán cần lưu ý cần phải rà soát định kỳ, bổ sung cho phù hợp với quy định của Bộ Luật lao động. Đồng thời khi xây dựng, sửa đổi hoặc bổ sung chủ doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của đại diện phía người lao động tại doanh nghiệp. 

 

Khóa học kế toán tổng hợp cho người đã biết kế toán.

Khóa học kế toán tổng hợp cho người đã biết kế toán.

Đối tác - khách hàng

ACB
Vietin_bank
MT-Phaco
Web Bách Thắng
BIDV
Agribank
ACB
Back To Top
Copyright 2018 © Kế Toán Hà Nội | Thiết kế bởi Web Bách Thắng